Nam Kang Ho Tao là một cái tên khá xa lạ với những người mới biết đến bộ môn trekking. Không nằm trong top 10 những đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng Nam Kang Ho Tao được đánh giá là một trong những đỉnh núi khó leo nhất. Nằm trọn trong rừng nguyên sinh trên dãy Hoàng Liên, đường lên Nam Kang được đặc trưng bởi toàn dốc và vách đá dựng đứng cao hàng chục mét. Vậy bạn cùng nhà Travel Up tìm hiểu xem lý do gì mà Nam Kang Ho Tao được coi là cung trekking đáng leo nhất Tây Bắc nhé
Nam Kang Ho Tao – Cái tên xa lạ
Nếu không lang thang trong làng trek Việt Nam đủ lâu, có lẽ cái tên Nam Kang Ho Tao sẽ làm bạn nghĩ đến một đỉnh núi nằm ở nước ngoài. Ngọn núi này nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa bàn tiểu khu 303 A, núi Hoàng Tha Thầu ở thôn Tả Trung Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa. Tuy chỉ cao 2881m, xếp thứ 12 trong số các ngọn núi cao nhất Việt Nam, thua các cái tên sừng sỏ trong giới như Nhìu Cồ San, Tà Chì Nhù, Ky Quan San,… nhưng đường lên Nam Kang Ho Tao được đánh giá là khó đi nhất.
Được khám phá năm 2017, khá muộn so với nhiều đỉnh khác, Nam Kang Ho Tao ngay lập tức trở thành một trong hai ngọn núi khó chinh phục nhất Tây Bắc bên cạnh đỉnh Pusilung do cung đường dài cùng các vách đá cheo leo dựng đứng và các con suối lớn dữ dằn.
Tham khảo thêm các tour trekking của Travel Up: |
Nam Kang Ho Tao – Hiểm địa bị lãng quên.
Vẻ đẹp hoang sơ, say đắm của rừng già Nam Kang Ho Tao như tỉ lệ thuận với độ khó khăn và thử thách khi muốn chinh phục đỉnh núi này.
Nằm sâu trong những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, đi giữa những rừng thảo quả là những, đường lên Nam Kang Ho Tao là những vách đá cheo leo dựng đứng và trơn trượt, có những cung đường dốc gần như 90 độ, không dây leo mà chỉ có thể vượt qua bằng cách trườn hoặc bò, những lòng suối khi thì trơ trọi, khi thì chảy xiết.
Để di chuyển đến cung đường trekking Nam Kang Ho Tao, bạn phải vượt qua một cung đường 11 km off road. Cung đường đặc biệt khá khó khăn di chuyển khi đường có mưa.
Chẳng phải tự nhiên mà dân trekking hay bảo nhau đọc lái Nam Kang Ho Tao thành “Nằm Cáng Hộ Tao” hay “Nắn Càng Hộ Tao”
Nam Kang Ho Tao – Thiên đường bí ẩn
Chẳng phải tự nhiên mà Nam Kang Ho Tao lại có sức hút mạnh mẽ đối với cộng đồng trekker. Không nổi tiếng với biển mây đẹp như Lảo Thẩn hay Bạch Mộc Lương Tử, không có cả đồi hoa như Hà Giang hay Nhìu Cồ San, Nam Kang thu hút người ta bằng thảm thực vật nguyên sinh tuyệt đẹp.
Nằm trọn trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, cảnh quan Nam Kang có đầy đủ mọi loại địa hình mà bạn nghĩ tới. Từ rừng già nguyên sinh với những cây Pơ Mu cả trăm năm tuổi, cả vạt hoa đỗ quyên chẳng kém Pu Ta Leng hay những ngọn thác cao dốc đứng chảy xiết, … Tất cả tạo nên một Nam Kang Ho Tao đẹp, đắm say nhưng đầy bí ẩn.
Nam Kang Ho Tao – nên trekking vào mùa nào?
Thời điểm lý tưởng để trekking Nam Kang Ho Tao rơi vào khoảng tháng 2 đến hết tháng 3 và tháng 9 đến hết tháng 11, khi thời tiết tạnh ráo và khí hậu ôn hòa.
Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ không quá nóng cũng như không quá lạnh, giúp sức khỏe trekker được ổn định hơn, nắng nhẹ cũng khiến địa hình bớt trơn trượt, giúp người đi dễ dàng di chuyển, hơn nữa, sương mù ít hoặc không có sẽ khiến việc xác định phương hướng trở nên thuận lợi hơn. Đặc biệt, đây là mùa người dân tộc lên núi nhiều để đào măng và săn bắt, do đó các lối mòn trở nên rõ ràng hơn, thuận tiện hơn cho hành trình khám phá.
Ngược lại, trekking Nam Kang Ho Tao vào mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 9, hoàn toàn không được khuyến khích bởi lúc này vách đá trở thành những tử địa trơn trượt và các con suối vốn đã khó đi sẽ trở thành dòng thác nước cuồn cuộn, gây ra nhiều nguy hiểm bất ngờ. Những cơn mưa rừng có thể khiến trekker mắc sốt rét và nguy cơ bị muỗi rừng đốt cũng tăng cao.
Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 lại mang đến thách thức riêng, lúc này, Nam Kang Ho Tao chìm trong sương mù và giá rét, khiến việc xác định đường đi trở nên khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng lạc đường. Các vách đá vốn khó khăn nay càng thêm trơn trượt và mờ mịt làm cho việc tìm điểm tựa để bám vào trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Cách di chuyển để đến được Nam Kang Ho Tao
Để đến được Nam Kang Ho Tao, bạn cần di chuyển qua hai chặng, bắt đầu từ Hà Nội đến Sapa hoặc Lai Châu. Theo kinh nghiệm của những người đã chinh phục ngọn núi này, bạn có hai lựa chọn, đi qua Sapa, Lào Cai với khoảng cách khoảng 320 km hoặc qua Lai Châu với khoảng 400 km, rõ ràng, lộ trình từ Sapa sẽ thuận tiện hơn.
Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô cá nhân, xe máy hoặc xe khách, nếu chọn ô tô tự lái, bạn hãy đi theo hướng đại lộ Thăng Long, tiếp tục qua cao tốc Hà Nội – Lào Cai, sau đó rẽ vào quốc lộ 279 để đến Lai Châu.
Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể theo quốc lộ 32 thẳng qua Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai hoặc rẽ vào quốc lộ 279 để tới Lai Châu. Đối với xe khách, bến xe Mỹ Đình là điểm dễ dàng để bắt xe giường nằm đi Sapa, Lào Cai hoặc Lai Châu, với mức giá vé dao động từ 300.000 đến 350.000 VNĐ/người/chiều, tùy vào thời điểm và loại xe.
Sau khi đã tới Sapa hoặc Lai Châu, bạn sẽ cần di chuyển tiếp đến xã Hố Mít, với khoảng cách từ Sapa khoảng 80 km và từ Lai Châu chỉ khoảng 20 km. Đến xã Hố Mít, bạn sẽ chỉ có một con đường duy nhất để vào bản Thào A, dài khoảng 10 km nhưng con đường này rất gập ghềnh, khó đi với nhiều đoạn sỏi đá và ổ gà.
Vì vậy, theo lời khuyên của Travel Up, bạn nên đi bằng xe máy và luôn cầm vững tay lái để vượt qua những đoạn đường khó khăn này. Khi đến bản Thào A, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi một đêm để phục hồi sức lực trước khi bắt đầu chặng leo núi tiếp theo.
Nam Kang Ho Tao đẹp đến ngỡ ngàng nhưng cũng không kém phần thử thách, không phải trekker nào cũng dám mạo hiểm đương đầu với khó khăn của cung đường này. Nếu bạn sở hữu lòng quyết tâm và sự dũng cảm, hãy để Travel Up đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục đỉnh núi tuyệt đẹp này.
Có thể bạn quan tâm: Tour Leo Núi Tà Xùa
Theo dõi Fanpage của Travel Up để khám phá thêm về Tà Chì Nhù