HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ THỂ LỰC CHO NGƯỜI ĐI LEO NÚI

1. Chuẩn bị nền tảng thể lực tốt nhất:

1.1 3 cấp độ chuẩn bị thể lực leo núi bắt buộc cho các trekker

Không có chuyến trekking nào diễn ra trong vòng 4 đến 5 tiếng và không có những chuyến trekking nào dễ dàng. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo an toàn khi tham gia trekking bạn nên chuẩn bị thể lực leo núi một cách cẩn thận và hiệu quả nhất. Dưới đây là 3 cấp độ giúp bạn có thể nhận biết xem bản thân nằm ở cấp độ nào và đưa ra những cường độ luyện tập phù hợp nhất.

1.1.1 Cấp 1

Cấp 1 là cấp độ đối với những người không chơi thể thao thường xuyên và bị ám ảnh với những bài tập thể lực. Nếu bạn đang thuộc cấp độ này, hãy luyện tập theo cường độ như sau: mỗi ngày đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng khoảng 2 đến 3km để làm quen với việc vận động, tăng sức bền và khả năng chịu đựng cho cơ bắp. Sau khi đã làm quen với cường độ luyện tập này bạn hãy nâng dần tốc độ cũng như độ dài quãng đường lên nhé!

Chạy bộ bao nhiêu có lợi cho sức khỏe nhất? - Tuổi Trẻ Online

Một nền tảng thể lực tốt sẽ giúp bạn có được chuyến đi an toàn và giàu trải nghiệm

1.1.2 Cấp 2

Đối với những bạn thỉnh thoảng tập luyện, chơi thể thao, nền tảng thể lực của bạn thường tốt hơn rất nhiều so với người không luyện tập. Chính vì vậy, bạn hãy bắt đầu thay đổi tần suất luyện tập từ thỉnh thoảng sang thường xuyên và tăng cường độ luyện tập lên nhé! Chắc chắn rằng, chỉ sau một vài tuần tập luyện nền tảng thể lực của bạn đã được nâng cao kha khá rồi đó.

1.1.3 Cấp 3

Đối với những bạn thường xuyên luyện tập nền tảng thể lực của bạn đã rất tốt và có thể sẵn sàng cho mọi chuyến băng rừng, lội suối. Vì vậy trước khi chuẩn bị tham gia trekking bạn nên thực hiện các bài tập chạy bộ với cường độ khoảng 20km một ngày.

1.2 Thời gian chuẩn bị thể lực leo núi tốt nhất

Theo các chuyên gia, thời gian chuẩn bị thể lực leo núi tốt nhất là khoảng 10 ngày trước chuyến đi. Tuy nhiên, để có một nền tảng thể lực ổn định nhất, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian tập luyện liên tục trong vòng 1 đến 2 tháng. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn trở nên ổn định và có sức bền tốt hơn. Tuy nhiên, trước 2 ngày so với ngày chính thức lên đường, bạn hãy dừng quá trình luyện tập lại để cơ thể được thư giãn, lấy lại sức khỏe.

Ngoài ra, trước khi bắt đầu hành trình, bạn nhớ khởi động đầy đủ để làm nóng người nhé.

1.3 Những bài tập chuẩn bị thể lực leo núi cho các trekker

Mỗi ngày chỉ cần dành ra một ít thời gian để tập luyện các bài tập chuẩn bị thể lực leo núi dưới đây là bạn đã có thể sở hữu một nền tảng tốt.

1.3.1 Bài tập giữ thăng bằng – kiễng chân

Bài tập kiễng chân giữ thăng bằng là một trong các bài tập bổ trợ leo núi quan trọng dành cho các trekker đặc biệt là người mới. Điều này sẽ giúp cho cơ bàn chân quen với việc đi bằng mũi, thuận lợi cho việc leo núi và không bị chuột rút. Ngoài ra, bài tập đứng lên các chồng sách hoặc viên gạch và giữ thăng bằng này còn giúp bạn dễ dàng di chuyển, đứng lên các hòn đá trên đường đi mà không bị trẹo hay đau chân. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra từ 5-10 phút cho bài tập này là bạn đã có một kỹ năng bổ trợ leo núi hiệu quả rồi đó.

bài tập chuẩn bị thể lực leo núi 1: kiễng chân

Bài tập giữ thăng bằng – kiễng chân

1.3.2 Bài tập tăng sức bền – chạy bộ, đi bộ

Nếu muốn tăng sức bền hiệu quả thì bạn không còn cách nào hơn đó chính là chạy bộ thường xuyên và tăng cường độ luyện tập. Đây là bài tập chuẩn bị thể lực leo núi tốt nhất, hiệu quả nhất cho những người lần đầu đi trekking. Chính vì vậy, để có thể sở hữu một nền tảng thể lực tốt, một khởi đầu thuận lợi thì bạn hãy chạy thể dục vào buổi sáng mỗi ngày ít nhất 5km để cơ chân của mình bền bỉ và quen với áp lực tập luyện lớn. Nếu đã bắt đầu quen thuộc với cường độ luyện tập này bạn có thể nâng số thời gian và quãng đường tập luyện lên.

Ngoài ra, nếu muốn đạt hiệu quả cao thì bạn có thể luyện tập với sức nặng của balo để cơ thể sớm làm quen và thích nghi đồng bộ. Chắc chắn rằng, một khi có thể lực tốt thì việc leo trèo vất vả, những cung đường nguy hiểm sẽ không còn là trở ngại với bạn nữa rồi.

Lưu ý trong quá trình tập chạy bạn hãy tập cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đây chính là cách giữ sức, cách thở khi leo núi tốt nhất.

10 ĐIỀU MÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO HỌC TỪ NGƯỜI CHẠY BỘ

Bài tập tăng sức bền – Chạy, đi bộ

1.3.3 Bài tập tăng sức chịu đựng – đứng lên ngồi xuống

Liên tục đứng lên ngồi xuống là một bài tập trước khi leo núi hiệu quả cho các trekker bởi điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra một nguồn năng lượng lớn. Khi bắt đầu luyện tập bạn nên lựa chọn cường độ phù hợp với bản thân và đeo lên vai mình một chiếc balo có trọng lượng nhẹ khoảng từ 3kg đến 5kg. Sau khi đã làm quen với cường độ luyện tập này thì bạn có thể tăng dần trọng lượng lên. Nếu có thể, hãy sử dụng trọng lượng gần bằng với trọng lượng dự kiến đi leo núi. Điều này sẽ giúp cho hành trình leo núi của bạn trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để thực hành bài tập này nhé!

2.Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Chỉ tập luyện thôi là không đủ. Bạn cần cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết để xây dựng nền tảng thể lực mạnh mẽ. Bổ xung nhiều vitamin và các loại chất khoáng sau mỗi buổi tập giúp bạn bớt mệt và nhanh lấy lại sức. Trong các bữa ăn nên ưu tiên các loại thịt đỏ, bổ xung thêm rau xanh. Thêm vào khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày 2 quả chuối sẽ rất tốt cho tim và bổ sung thêm sắt vào máu. Đảm bảo giấc ngủ 7 tiếng mỗi ngày để lấy lại sức khoẻ và tinh thần tập luyện cho những ngày tiếp theo.

3.Tinh thần là thứ quyết định

Trên thực tế, mỗi người sẽ có một nền tảng thể lực khác nhau. Do đó, những bài tập trên chưa chắc đã quyết định bạn có chinh phục được ngọn núi hay không. Thực tế chứng minh, rất nhiều người có sức khỏe tốt lại dễ dàng bỏ cuộc từ sớm, còn những người yếu hơn nhưng kiên trì lại chạm được tới đích.Thứ cuối cùng quyết định chính là ý chí của bạn, đừng bỏ quộc trước khi chạm tới được đỉnh núi. Hãy đi cùng những người đồng đội tốt, họ chính là những người động viên và luôn khích lệ tinh thần bạn.

Travel Up tự tin là đơn vị có nhiều kinh nghiệm tổ chức các tour trekking phía bắc, trong hoặc ngoài top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.